Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm bao gồm: Thứ nhất, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
Theo đó, Trung tâm sẽ tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông; Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ giáo dục đào tạo, góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; Mở lớp dạy nghề; liên kết, phối hợp với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để đào tạo và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi có nhu cầu; v.v…
Thứ 2, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Giáo dục thường xuyên. Bao gồm: Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của tỉnh, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông;
Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực: giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật, môi trường, sức khỏe, kinh tế, tài chính; các chương trình giáo dục kỹ năng; các chương trình chuyển giao công nghệ trong lao động, sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động;
V.v,…
Thứ 3, Trung tâm thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể.
Ngọc Châu
" alt=""/>Nam Định thành lập Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnhTheo đó, cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của tỉnh đạt 89,19%. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn chuyển biến tích cực so với các năm học trước.
Học sinh Quảng Ninh tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi đều đạt kết quả tốt. Nổi bật, số học sinh của tỉnh đoạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chiếm 65,56% số thí sinh dự thi, cao nhất trong 5 năm qua. Tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 13/69 đơn vị dự thi với tổng số 59 giải, tăng 11 giải so với năm học 2021-2022.
Kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ của tỉnh được duy trì, giữ vững và nâng cao. Hiện nay, Quảng Ninh được công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tỉ lệ tốt nghiệp của tỉnh đạt 97,7%. Cũng theo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh, công tác phân luồng học sinh sau THCS có sự chuyển biến mạnh mẽ. Công tác xây dựng xã hội học tập đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Dù vậy, ngành giáo dục đào tạo tỉnh cũng còn nhiều khó khăn như: tình trạng thiếu giáo viên; sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền; sự chênh lệch về điều kiện học tập và chất lượng giáo dục giữa hệ thống các trường công lập và hệ thống các trường tư thục; kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT còn khoảng cách không nhỏ giữa các loại hình trường, các vùng miền, các môn học…
Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đã được nhận các hình thức khen thưởng của Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh Quảng Ninh.